17/8/10

TAM NGHI HOC TU NGAY 20- 22 THANG 8

Hi All,

Vì điều kiện nên thầy Đồ và thầy Vương đều không day chúng ta tuần này. Như vậy, chúng ta sẽ học AV vào ngày 27/08 như bình thường. Sau khi kết thúc môn AV chúng ta sẽ học tiếp môn LS Đảng.

Thân ái,

Minh

7/8/10

THAY DOI THOI GIAN HOC LICH SU DANG


Dear All,

Vì lí do đột xuất nên tối hôm qua ngày 06 tháng 8 năm 2010, môn Lịch sử Đảng không học. Hôm nay, chúng ta sẽ học bình thường. Các bạn chú ý theo học nhé.

1. Lịch sử Đảng học từ 07/08/2010 đến 22/08/2010
2. Anh văn 5 học từ 27/08/2010 đến 05/09/2010


Minh

5/8/10

CO HOI O MOI LUC, MOI NOI

Người giàu chỉ thấy cơ hội. Người nghèo chỉ thấy trở ngại, khó khăn.

Trong cùng một hoàn cảnh, người giàu và người nghèo có những cách nhìn hoàn toàn khác nhau. Người giàu nhìn đâu cũng thấy cơ hội trong khi người nghèo nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Người giàu luôn thấy được những khả năng thành công trong khi người nghèo chỉ thấy khả năng thất bại. Người giàu chỉ nghĩ đến thành công trong khi người nghèo chỉ nghĩ đến những rủi ro có thể xảy ra.


Sự thật là những suy nghĩ tích cực, lạc quan sẽ có lợi cho tinh thần con người. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn đề cập đến vấn đề khác. Đó là việc lựa chọn con đường đi cho tương lai của mỗi người. Người nghèo chọn lối đi dựa trên sự lo lắng. Họ luôn nghĩ đến tất cả những khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Trong đầu họ dường như lúc nào cũng thường trực câu: “Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không thành công?”

Tầng lớp trung lưu suy nghĩ có phần lạc quan hơn. Họ nghĩ: “Chắc ta sẽ thành công!” Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một tư tưởng tích cực.

Người giàu luôn có trách nhiệm đối với những gì mình làm. Họ hành động dựa trên suy nghĩ: “Tôi sẽ thành công vì tôi buộc sự việc phải diễn biến như thế!”

Người giàu không trông chờ vào thành công mà luôn làm mọi việc để thành công. Họ tin vào năng lực của mình. Họ tin vào tính sáng tạo của mình và họ tin vào khả năng thành công của mình.

Nói tóm lại, càng muốn thành công càng phải mạo hiểm. Mạo hiểm nhưng không hề phiêu lưu. Người giàu luôn thấy được cơ hội thành công nên họ sẵn sàng mạo hiểm. Họ luôn tin rằng nếu không may thất bại đến khánh tận tài sản họ vẫn đủ khả năng lấy lại những gì đã mất.

Trong khi đó, người nghèo lại nghĩ khác. Họ cho rằng nếu không thành công thì cuộc sống sẽ trở thành địa ngục. Họ cũng luôn nhìn thấy những khó khăn, trở ngại do đó họ ít dám mạo hiểm. Không mạo hiểm thì không thể có được những thành công lớn. Thật đơn giản!

Xin lưu ý! Sẵn sàng mạo hiểm không có nghĩa là sẵn sàng thất bại. Người giàu luôn mạo hiểm có tính toán, tức là mạo hiểm nằm trong kế hoạch. Họ luôn nghiên cứu, khảo sát và nắm rõ tình hình trước khi đưa ra quyết định. Vậy họ có luôn tính toán được như vậy không? Không. Đôi khi, họ chỉ vạch ra được một kế hoạch ngắn hạn, thực thi nó và sau đó dừng lại để xem xét có nên tiếp tục hay không.

Người nghèo hay ra những tuyên bố hùng hồn rằng họ đang nắm bắt nhiều cơ hội lớn và dường như họ chắc chắn thành công. Tuy nhiên những gì họ làm là lưỡng lự và trì hoãn. Họ sợ thất bại nên cứ cân nhắc có nên hành động hay không. Cứ như thế, họ cứ cân nhắc hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để rồi cơ hội trôi qua lúc nào không hay. Khi ấy, họ lại tìm cách biện hộ. Họ nói: “Tôi đã cố gắng và suýt nữa đã thành công!” Đúng vậy. Nhưng khi họ suýt thành công thì người khác đã thành công trước họ và đang sắp có người thành công mới.

T. Harv Eker – trích trong quyển Để trở thành tỷ phú