6/6/11

HOP LOP

De chuan bi cho viec thuc tap va ke hhoach thi tot nghiep. Xin moi cac ban tham gia buoi hop mat lop vao luc 9h ngay 12/06/2011 tai truong Lilama. De nghi cac ban di du va dung gio de khoi anh huong cong viec chung.

BCS

5/5/11

ON TAP QT CHIEN LUOC

1. Quản trị chiến lược là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải quản trị chiến lược? Có

ý kiến cho rằng công tác quản trị chiến lược trong doanh nghiệp Việt Nam hiện

nay chưa thực sự được chú trọng. Anh chị cho ý kiến về vấn đề này.

2. Yêu cầu của việc lựa chọn chiến lược? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc

lựa chọn chiến lược của một doanh nghiệp?

3. Thế nào là môi trường kinh doanh? Mục đích của việc phân tích và dự báo các

yếu tố trong môi trường kinh doanh là gì? Một điều khoản pháp luật có thể là

nguy cơ đối với doanh nghiệp này nhưng lại là cơ hội đối với doanh nghiệp khác,

điều này đúng hay không?. Cho ví dụ minh hoạ. Có ý kiến cho rằng không cần

phải dự báo về các điều kiện môi trường kinh doanh trong tương lai vì tương lai

là bất định và không thể dự báo chính xác được, theo anh (chị) ý kiến này đúng

hay sai? Tại sao?

4. Lợi thế cạnh tranh là gì? Để có được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải làm

gì? Vì sao? Khi sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh

phải đáp ứng những yêu cầu gì? Tại sao các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh

khác nhau lại có chiến lược cạnh tranh khác nhau?; Anh (chị) có suy nghĩ như

thế nào về tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Tính lâu bền của lợi thế cạnh tranh phụ thuộc

vào các nhân tố nào? Theo anh (chị) cần phải có những yếu tố nào để có thể tạo

ra tính lâu bền của lợi thế cạnh tranh?

5. Phân tích mục tiêu, vai trò của phép phân tích SWOT trong công tác lập chiến

lược. Cách phân tích ma trận SWOT, cấu trúc ma trận SWOT? Thiết lập ma

trận SWOT đối với công ty bạn đang làm việc hoặc quan tâm. Ý nghĩa của các

phương án chiến lược SO, WO, ST, WT? Tại sao doanh nghiệp phải xác định

thứ tự ưu tiên các cơ hội và nguy cơ?

6. Trong giai đoạn tăng trưởng của ngành, nguy cơ gia nhập ngành từ phía các đối

thủ tiềm tàng thường cao nhưng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong

ngành thường thấp. Điều này đúng hay sai? Tại sao?; Rào cản bắt chước là một

trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Điều

này đúng hay sai? Tại sao? Theo anh chị để ngăn chặn sự bắt chước của

đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải làm gì?

7. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ở quốc gia đó.

8. Năng lực của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi được so sánh với đối thủ

cạnh tranh, điều này đúng hay sai? Tại sao. Việc duy trì các năng lực đặc biệt của

doanh nghiệp hoàn toàn độc lập với sự biến động của môi trường kinh doanh.

Điều này đúng hay sai? Tại sao?

9. Phân tích khái niệm mục tiêu, vai trò của mục tiêu, nguyên tắc đề ra mục tiêu,

những yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp. Cho ví dụ

về những nhóm mục tiêu cơ bản của công ty bạn đang làm việc hoặc quan tâm.

10.Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

đang cạnh tranh nhau trong cùng một ngành?

11. Cơ cấu tổ chức nên được điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp, theo anh chị điều này đúng hay sai? Anh chị hãy trình bày mối

quan hệ giữa cơ cấu tổ chức với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp?

12. Trong giai đoạn ngành bão hoà (ngành trưởng thành) khi mức độ cạnh tranh trong

ngành cao do thay đổi công nghệ hay do rào cản ngăn chặn sự xâm nhập từ bên

ngoài thấp, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường lựa chọn chiến lược theo

hướng “hưởng thụ” kết quả đầu tư ở giai đoạn trước như giảm tỷ lệ tái đầu tư,

tăng phần lợi nhuận dành cho cổ đông. Điều này đúng hay sai? Tại sao?

13. Phân phối nguồn lực có hiệu quả là điều kiện đủ để chiến lược kinh doanh có thể

được thực hiện thành công. Điều này đúng hay sai? Tại sao?

14. Phân tích những rào cản đối với việc gia nhập ngành của một doanh nghiệp kinh

danh tài chính.

15.Trong điều kiện nào thì các cuộc chiến tranh giá cả có thể xảy ra nhất? ý nghĩa

của chiến tranh giá cả đối với một doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp phải làm gì

để đối phó với loại chiến tranh này?

16. Thế nào là chiến lược dẫn đầu chi phí thấp? Phân tích ưu nhược điểm của chiến

lược dẫn đầu chi phí thấp? Theo anh chị thì các doanh nghiệp nào nên áp dụng

chiến lược cạnh tranh này? Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm?

Phân tích ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm? Theo

anh chị thì các doanh nghiệp nào nên áp dụng chiến lược cạnh tranh này?

Tại sao hiện nay các doanh nghiệp lại thường lựa chọn chiến lược kết hợp

giữa chi phí thấp và khác biệt hoá sản phẩm?

17.Mục đích của việc đánh giá điều chỉnh chiến lược? Nêu khái quát nội dung chủ

yếu của việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược? Yêu cầu đối với việc đánh giá và

điều chỉnh chiến lược.

18. Phân tích khái niệm, yêu cầu, nội dung cơ bản của bản tuyên bố sứ mạng của tổ

chức/doanh nghiệp. Trình bày và phân tích về tuyên bố sứ mạng của tổ chức/

doanh nghiệp bạn đang làm việc hoặc quan tâm.

19. Hãy trình bày những vấn đề thuộc về quản trị chiến lược đang được áp dụng tại

tổ chức/doanh nghiệp bạn đang làm việc hoặc quan tâm. Sau khi học môn quản

trị chiến lược, bạn có áp dụng được gì cho tổ chức/doanh nghiệp đã lựa chọn trên

không? Tại sao?

20. Những câu hỏi ở các bài tập và câu hỏi trong quá trình học trên lớp.

Ghi chú: Đây là những câu hỏi tham khảo, để các bạn sinh viên làm quen với

dạng đề thi.

6/4/11

GIA TRI COT LOI

Những giá trị cốt lõi của Công ty Walt Disney là trí tưởng tượng và lợi ích cho sức khỏe con người - những thứ này không xuất phát từ những nhu cầu của thị trường mà từ niềm tin nội tại của người sáng lập rằng: người ta phải nuôi dưỡng trí tưởng tượng và lợi ích cho sức khỏe con người và chỉ vậy mà thôi.
William Procter và James Gamble đã đưa trọng tâm về tính ưu việt của sản phẩm vào nền văn hóa của công ty P&G không đơn thuần như là một chiến lược để dẫn tới thành công mà như là một triết lý mang tính tôn giáo. Và giá trị đó đã được những người trong P&G truyền lại cho nhau trong suốt hơn 15 thập kỷ.
Sự phục vụ cho khách hàng - ở mức gần như quỵ lụy - là phong cách sống tại Nordstrom (cơ sở này ra đời từ năm 1901, tám thập kỷ trước khi các chương trình phục vụ khách hàng trở thành thời thượng).
Đối với Bill Hewlett và David Packad thì sự tôn trọng dành cho cá nhân là giá trị cá nhân sâu sắc nhất; họ không có được giá trị đó qua sách vở hay qua các tiền bối trong ngành quản lý.
Và Ralph S Larson, Tổng giám đốc điều hành của công ty Johnson & Johnson, giải thích : "Những giá trị cốt lõi nằm sâu ẩn trong niềm tin của chúng tôi có thể là một lợi thế cạnh tranh, nhưng đó không phải là lý do tại sao chúng tôi có những giá trị đó. Chúng tôi có chúng vì chúng xác định chúng tôi đang đeo đuổi gì, và chúng tôi sẽ lưu giữ chúng ngay cả khi chúng đã trở thành một bất lợi cạnh tranh trong một số tình huống nào đó."
Điểm mấu chốt là một công ty lớn phải tự quyết định về những giá trị nào mà mình cho là cốt lõi, phần lớn biệt lập với môi trường đương thời, những nhu cầu cạnh tranh, hay những trào lưu quản lý. Như vậy rõ ràng là không có một tập hợp giá trị cốt lõi đúng cho mọi lúc mọi nơi. Một công ty không nhất thiết phải có giá trị cốt lõi dưới hình thức hệ thống phục vụ khách hàng (Sony không có) hay sự kính trọng dành cho cá nhân (Disney không có) hay chất lượng (Wal-Mart Stores không có) hay tập trung vào thị trường (HP không có) hay sự cộng tác nhóm (Nordstom không có). Một công ty có thể có những họat động tác nghiệp và những chiến lược kinh doanh xây dựng quanh những đặc tính mà không nhất thiết dùng chúng như là chất tinh túy để giá trị cốt lõi của mình hiện hữu. Thêm nữa, những công ty nổi danh không nhất thiết phải có những giá trị cốt lõi dễ thương hay nhân ái, tuy rằng nhiều công ty có chúng. Điểm chính yếu không phải là những giá trị cốt lõi gì công ty có được, mà là công ty có những giá trị cốt lõi đó, bất luận là gì.
Các công ty có khuynh hướng chỉ có một vài giá trị cốt lõi, thường là từ ba đến năm. Quả vậy trong số những công ty có xây dựng tầm nhìn mà chúng tôi đã nghiên cứu cho tập sách của chúng tôi thì không có công ty nào có trên năm giá trị cốt lõi: đa số chỉ có ba hay bốn. (Xem trích dẫn "Các giá trị cốt lõi là những chủ thuyết thiết yếu của một công ty.") Và, quả vậy, chúng ta phải trông đợi điều đó. Chỉ có một vài giá trị là mang tính cốt lõi - nghĩa là thiết yếu và được tôn trọng cho nên chúng gần như không bao giờ thay đổi.
Sau khi bạn đã sọan ra một danh sách sơ khởi gồm các giá trị cốt lõi, với mỗi giá trị bạn hãy đặt câu hỏi: "Nếu có các tình huống thay đổi và ta bị trừng phạt vì việc lưu giữ những giá trị đó, liệu ta sẽ vẫn còn giữ nó lại không?" Nếu bạn không thể thật tình trả lời là "sẽ" thì giá trị đó không mang tính cốt lõi và bạn nên gạt nó ra khỏi danh sách.
Một công ty kỹ thuật cao đã thắc mắc có nên đưa chất lượng vào danh sách những giá trị cốt lõi của mình hay không. Vị tổng giám đốc điều hành đặt câu hỏi: "Giả sử như trong vòng 10 năm nữa, chất lượng không còn tạo ra sự khác biệt sâu xa trong các thị trường của chúng ta. Giả sử điều quan trọng duy nhất chỉ là tốc độ và mã lực chứ không phải chất lượng. Liệu chúng ta vẫn sẽ còn muốn đưa chất lượng vào danh sách những giá trị cốt lõi hay không?" Các thành viên trong ban giám đốc nhìn nhau và cuối cùng nói không. Chất lượng được giữ lại trong chiến lược của công ty và các chương trình cải tiến chất lượng được giữ lại như là cơ chế nhằm thúc đẩy tiến bộ; nhưng chất lượng không nằm trong danh sách những giá trị cốt lõi.
Kế đó nhóm giám đốc này tranh luận kịch liệt xem sự dẫn đầu về đổi mới có phải là một giá trị cốt lõi không. Vị tổng giám đốc hỏi: "Chúng ta sẽ giữ lại sự đổi mới như là một giá trị cốt lõi trên danh sách hay không, bất luận thế giới quanh ta biến chuyển như thế nào?". Lần này ban giám đốc đồng loạt nói lớn "có". Ý kiến của các vị giám đốc có thể được tóm lược như sau, "chúng ta luôn luôn muốn thực hiện sự dẫn đầu về đổi mới, chính vì vậy chúng ta mới là chúng ta. Điều đó thực sự quan trọng cho chúng ta và luôn luôn sẽ như vậy. Bất luận điều gì xảy ra. Và nếu thị trường hiện nay của chúng ta không lấy điều đó làm quan trọng thì chúng ta sẽ đi tìm những thị trường xem trọng điều đó". Sự dẫn đầu về điều đổi mới được giữ lại trên danh sách và sẽ ở lại đó mãi. Một công ty không nên thay đổi các giá trị cốt lõi của mình theo những thay đổi của thị trường; đúng hơn nếu cần thì công ty nên chuyển đổi thị trường để giữ vững các giá trị cốt lõi của mình.
Vấn đề ai sẽ tham gia vào việc nêu lên các giá trị cốt lõi sẽ tùy theo qui mô, tuổi đời và sự phân tán theo vùng địa lý của công ty, nhưng trong nhiều tình huống chúng tôi đã khuyên điều mà chúng tôi gọi là nhóm hỏa tinh. Ý tưởng này như sau : Bạn hãy hình dung người ta yêu cầu bạn tái lập những tính chất tốt đẹp nhất của tổ chức của bạn ở một hành tinh khác, nhưng bạn chỉ đủ chỗ trong phi thuyền cho 5 đến 7 người. Bạn sẽ gửi ai đi? Rất có thể là bạn sẽ chọn những ai hiểu biết cặn kẽ về các giá trị cốt lõi của công ty, những ai được các cộng sự tin cậy nhất, và những ai có năng lực cao nhất.
Các giá trị cốt lõi là những niềm tin thiết yếu của một công ty
Merck
□ Trách nhiệm xã hội của công ty
□ Tính ưu việt nổi bật trong mọi khía cạnh của công ty
□ Sự đổi mới dựa trên khoa học
□ Tính chân thật và kiên định
□ Lợi nhuận nhưng là thứ lợi nhuận bằng lao động và có lợi ích cho nhân lọai
Nordstrom
□ Phục vụ khách hàng là tiên quyết
□ Tính cần cù và năng suất cá nhân
□ Không bao giờ tự mãn
□ Tính ưu việt về danh tiếng: là một phần của cái gì đó đặc biệt
Philip Morris
□ Quyền tự do chọn lựa
□ Chiến thắng-đánh bại các đối thủ một cách minh bạch
□ Khuyến khích sáng kiến cá nhân
□ Cơ hội thăng tiến dựa trên công trạng; không ai được ưu tiên gì
□ Tính cần cù và luôn tự cải tiến
Sony
□ Nâng cao nền văn hóa Nhật và vị thế quốc gia
□ Là người tiên phong - chứ không phải người theo đuôi: thực hiện điều bất khả thi
□ Khuyến khích khả năng và tính sáng tạo của cá nhân
Walt Disney
□ Không mang tính hoài nghi
□ Nuôi dưỡng và truyền bá "những giá trị tốt đẹp của Mỹ"
□ Tính sáng tạo, ước mơ và trí tưởng tượng
□ Chú trọng cuồng tín vào tính nhất quán và chi tiết
□ Bảo tồn và kiểm sóat điều thần kỳ Disney
Chúng ta sẽ thường yêu cầu những người được mời làm việc về các giá trị cốt lõi để họ chỉ định 1 nhóm Hỏa tinh gồm 5 đến 7 người ( không nhất thiết tất cả đều ở trong nhóm đã được qui tụ). Lần nào cũng vậy, họ kết thúc việc chọn lựa những đại diện rất đáng tin cậy, những người này sẽ thực hiện rất tốt việc chọn lựa các giá trị cốt lõi chính vì họ là những người biểu trưng cho những giá trị đó - một mảng biểu trưng của mã số di truyền của công ty đó.
Những giá trị này phải mang tính căn bản đến mức bạn sẽ bám lấy chúng bất luận những giá trị đó có được khen thưởng hay không. Bạn sẽ nói cho con cháu những giá trị cốt lõi nào mà bạn giữ lại với công việc và bạn hy vọng rằng họ sẽ theo đuổi những giá trị đó khi họ ra đời làm việc? Nếu sáng mai bạn thức dậy và có đủ tiền để nghỉ ngơi đến cuối đời, bạn sẽ vẫn còn sống với những giá trị cốt lõi đó không? Bạn có thể hình dung những giá trị đó như là vẫn còn kiến hiệu trong 100 năm nữa hay không? Liệu bạn sẽ vẫn bám lấy những giá trị cốt lõi đó hay không, ngay cả vào một thời điểm nào đó một hay vài giá trị đó trở thành một khuyết điểm cạnh tranh? Nếu bạn phải khởi đầu một tổ chức mới vào ngày mai trong một ngành nghề khác thì bạn sẽ đưa vào tổ chức mới đó những giá trị cốt lõi nào bất luận nó thuộc ngành nghề nào? Ba câu hỏi sau cùng có tầm quan trọng đặc biệt vì chúng tạo ra sự khác biệt chính yếu giữa những giá trị cốt lõi lâu dài không thay đổi và những tập quán và những chiến lược cần phải được thay đổi thường xuyên.

9/3/11

ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

1. Khi dự báo nhu cầu cần dựa trên thông tin nào?
- Sản lượng thực tế
- Xu hướng vận động
- Kết quả tương lai
- Kế hoạch của công ty
- Tình hình của ngành
- Đối thủ cạnh tranh
- Tình hình bán hàng của đại lý
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Tỷ giá hối đoái
2. Khi dự báo có nên thuần túy dựa vào các phương pháp định lượng không? Vì sao?
- Không
- Vì còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài như: tình hình kinh tế, đối thủ cạnh tranh, tình hình thu nhập……..
3. Hoạch định tổng hợp có mối quan hệ với dự báo nhu cầu không? Khi hoạch định tổng hợp cần dựa trên thông tin nào?
- Có, vì hoạch định tổng hợp dựa trên nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Thông tin cần quan tâm:
+ Nhu cầu thị trường
+ Tồn kho đầu kỳ hiện tại bao nhiêu
+ Tồn kho mong muốn cuối kỳ ở tương lai
+ Số nhân công hiện có
+ Máy móc, định mức năng suất lao động
+ Khả năng ký kết hợp đồng bên ngoài
+ Khả năng sản xuất trong giờ, ngoài giờ, vốn, các khoản chi phí.
4. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn lực sản xuất, nguyên liệu sản xuất & nhu cầu?
Mối quan hệ: lập kế hoạch sản xuất để năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Nhu cầu thị trường lớn năng lực bên trong phụ thuộc năng lực bên ngoài.
+ Nếu
5. Hoạch định công suất có mối quan hệ với hoạch định tổng hợp không? Khi hoạch định công suất cần biết thông tin nào?
- Hoạch định công suất có mối quan hệ với hoạch định tổng hợp vì:
+ Hoạch định tổng hợp cho biết kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất
+ Hoạch định công suất xác định số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền cần bổ sung để đáp ứng nhu cầu cần sản xuất
- Khi hoạch định công suất chung ta cần biết thông tin sau:
+ Kế hoạch sản xuất các sản phẩm của công ty
+ Định mức giờ công
+ Số lượng dây chuyền & máy móc thiết bị hiện có, năng lực của từng máy móc thiết bị
6. Nếu anh chị được phân công mua 1 thiết bị dây chuyền thiết bị cho công ty, anh chị sẻ tiến hành theo trình tự nào?
a. Xác định tiêu chuẩn để chọn máy móc thiết bị như: tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất bao nhiêu, tuổi thọ, xuất xứ…..
b. Thu thập thông tin: giá, xem mẫu, tìm nhà cung cấp…..
c. Đưa ra phương án & so sánh các phương án….
- Đặc tính đáp ứng tiêu chuẩn đề ra
- Định lượng chỉ tiêu NPV
d. Tiến hành làm thủ tục mua
e. Đánh giá kết quả mua dây chuyền thiết bị.
7. Hoạch định MRP có mối quan hệ với hoạch định tổng hợp không? Khi hoạch định MRP cần biết thông tin nào?
- Có, vì hoạch định tổng hợp là lập kế hoạch sản xuất ra số lượng sản phẩm, sau đó hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sẻ căn cứ trên hoạch định này để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu.
- Khi hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần phải có thông tin:
+ Kế hoạch sản xuất
+ Định mức các loại vật tư để tạo ra 1 loại sản phẩm
+ Lượng hàng tồn kho sẳn có & tồn kho mong muốn cuối kỳ của sản phẩm & các loại vật tư
+ Định mức thời gian để sản xuất ra 1 lô sản phẩm và 1 lô các loại vật tư.
8. Nêu đặc điểm của 2 cách đặt hàng với số lượng cố định & thời gian cố định?
- Mô hình đặt hàng với số lượng cố định: số lượng mỗi lần đặt hàng là cố định, trong khi khoảng thời gian mỗi lần đặt hàng có thể thay đổi trong khoảng thời gian nhất định.
- Mô hình đặt hàng thời gian cố định: khoảng thời gian mỗi lần đặt hàng là cố định, trong khi số lượng mỗi lần đặt hàng có thể khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
9. Lấy ví dụ về 1 dự án và dùng sơ đồ Gantt biểu thị tiến độ thực hiện dự án?
10. Kế hoạch có vai trò như thế nào trong quản trị chuổi cung ứng, trong quản trị chuổi cung ứng cần quan tâm đến loại kế hoạch nào?
- Kế hoạch cung cấp thông tin về tiêu thụ, về sản xuất, mua hàng. Dựa trên thông có được để chuổi cung ứng có thể cung ứng nguyên vật liệu, sản phẩm đúng số lượng đúng chất lượng, đúng tiến độ.
- Kế hoạch cần quan tâm:
+ Kế hoạch tiêu thụ.
+ Kế hoạch sản xuất.
+ Kế hoạch nguyên vật liệu.


NTP

8/3/11

SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI

Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng. Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay là những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác.

9/2/11